zalo

Cách phân biệt giữa cà phê “thật” và “giả”

Vài năm gần đây, ngoài phụ gia, còn có nhiều loại hóa chất độc hại được cho vào cà phê. Không chỉ dùng chất độc, có loại “cà phê” hoàn toàn sử dụng đậu nành trộn với hóa chất không rõ nguồn gốc đã bị phanh phui trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Nhiều người tiêu dùng hoang mang, không biết cách làm như thế nào để có thể phân biệt cà phê thật – giả, và lại càng không biết làm sao phân biệt cho đúng và đơn giản nhất.

Cà phê là một loại hạt rất đặc biệt và cũng rất khác biệt, có thể dễ dàng phân biệt cà phê nguyên chất và không nguyên chất, bột cà phê với bột của các loại hạt ngũ cốc khác. Để bảo đảm cho sức khỏe và khẩu vị thưởng thức cà phê nguyên chất, người tiêu dùng cần ghi nhớ một số chi tiết cơ bản về thuộc tính cà phê.

1, Xét về khối lượng riêng

Khối lượng (hoặc thể tích) của bột cà phê rang bao giờ cũng lớn hơn khối lượng (hoặc thể tích) của bột hạt đậu nành (đỗ tương) và bắp (ngô) rang.

Hạt cà phê có một đặc điểm khác hẳn các loại hạt khác là khi rang lên đến 1 nhiệt độ nhất định sẽ nở lớn và thể tích tăng từ 1,5-2 lần và trọng lượng giảm từ 20-30%.

 

Cho nên, bột cà phê thật luôn luôn có khối lượng riêng thấp hơn bột các loại ngũ cốc khác và từ đó thể tích (hay khối lượng) của 1 kg bột cà phê luôn luôn lớn hơn thể tích của bột các loại ngũ cốc rang.

Nếu có điều kiện so sánh, hãy thử cầm trong tay trong 2 bịch 500g, bịch nào chứa cà phê, (hay chứa tỷ lệ bột cà phê nhiều) thì sẽ đầy hơn, to hơn, khối lượng bột chứa bên trong nhiều hơn nên chúng ta có cảm tưởng bịch cà phê nguyên chất nhẹ hơn.

2, Xét về độ xốp của bột cà phê

Nhìn theo cảm quan, bột cà phê nguyên chất rất nhẹ, có độ xốp, tơi và rời. Bột của hạt ngũ cốc khác thường dính lại, ít tơi bong hơn. Nếu có 1 bịch cà phê nguyên chất và một bịch cà phê giả, hãy thử mở 2 bịch ra, lấy 2 chén nước, múc 2 muỗng bột của 2 bịch đổ lên mặt nước. Bột cà phê nguyên chất xốp nhẹ, có khối lượng riêng thấp, nên có khuynh hướng nổi lên trên, còn bột của các hạt ngũ cốc khác có khối lượng riêng lớn hơn, nên chìm xuống nhanh hơn.

Ngoài ra, hạt cà phê rang rất giòn, có cấu trúc sợi cellulose đồng đều, dễ vỡ và vỡ đều trong cối xay, nên bột cà phê xay ra có độ xốp, mịn tương đối đồng đều. Trái lại các loại hạt đậu, bắp rang, khi xay bột độ mịn không đồng đều nên không có độ tơi xốp như bột cà phê nguyên chất.

3, Độ mịn bột cà phê

Bột cà phê nguyên chất xay ra có độ xốp, mịn tương đối đồng đều. Tuy nhiên, hạt đậu, bắp rang, khi xay bột độ mịn không đồng đều, bột xay ra to nhỏ khác nhau, có ánh lên một số hạt xay to hơi óng ánh là màu của đậu nành xay.

4, Xét về màu của bột cà phê

Khi rang đến nhiệt độ và thời gian thích hợp…bột cà phê nguyên chất có màu nâu đậm. Nếu hạt cà phê rang chưa đến nhiệt độ và thời gian nổ lần 1, tức là ở giai đoạn medium (rang vừa) hoặc light (rang nhạt), thì bột có màu vàng sáng vị chua, và mùi nồng. Hạt bắp rang để độn vào cà phê thường có màu “đen” đậm. Nếu bạn nhìn thấy bột trong 1 bịch cà phê có màu nâu đậm ngả vàng, thể tích nhỏ, nhưng cầm nặng tay là tỷ lệ đậu nhiều. Bột cà phê có màu đen thui thể tích nhỏ là có trộn nhiều bắp.

5, Mùi của bột cà phê

Nhiều người vẫn bị nhầm lẫn và đánh giá cao mùi của hương liệu hóa học được tẩm vào đậu, bắp bởi vì họ ít có dịp ngửi mùi cà phê bột nguyên chất.

Bột cà phê nguyên chất có mùi vị rất dễ chịu, đặc trưng. Ngược lại, bắp và đậu nành có mùi hơi tanh, gắt và mùi hăng hắc của hương liệu tẩm vào, bao gồm mùi caramen và chất tạo mùi cà phê.

6, Xét về trạng thái bột cà phê nguyên chất khi pha

Đây là điểm rất dễ dàng nhận biết để phân biệt chính xác cà phê nguyên chất với cà phê độn hay bột của các loại hạt ngũ cốc khác.

Khi chế nước sôi 100 độ C vào phin chứa cà phê thật, lập tức bột cà phê sẽ nở phồng lên, sủi bột mạnh, thậm chí tràn ra cả ngoài phin. Nếu sau khi cho vài muỗng bột (khoảng 20-25g) vào phin, bạn chế nước sôi vào mà thấy bột trong phin không nở phồng lên, trái lại còn bẹp xuống, lịm xuống và bốc mùi thơm thì chắc chắn trong phin có rất rất ít cà phê, và thậm chí trong loại bột này có tỷ lệ phần trăm rất nhiều bột của các loại hạt khác được tẩm hương liệu nhân tạo nồng độ cao.

Bột bắp, bột đậu rang khi gặp nước sôi trở nên dẻo, dính và xẹp xuống do các loại ngũ cốc luôn có chứa nhiều tinh bột. Trái lại cà phê được cấu tạo bởi các hợp chất cao phân tử cellulose, chứa rất ít tinh bột. Quá trình rang hạt cà phê nở lớn, bên trong tạo ra các khoang không khí, gặp nước sôi, không khí bên trong nở lớn, làm sủi bọt bột cà phê và khiến bột cà phê thật trào lên trong phin.

7, Độ sánh của nước cà phê

Nước của ly cà phê nguyên chất có độ sánh hầu như không đáng kể. Nước của bột cà phê độn bắp rang hay bột đậu rang chứa rất nhiều tinh bột, nên rất sánh, rất đặc kẹo, thậm chí là sánh dẻo.

Nước cà phê nguyên chất khi pha xong không sánh mà chỉ hơi đậm màu nâu đỏ, nước cà phê tẩm thì màu nâu đen, nước sánh.

 

8, Xét về hương và vị của cà phê

Cà phê khi rang với thời gian đủ và đạt đến nhiệt độ thích hợp sẽ cho ly cà phê nguyên chất có vị đắng thanh xen lẫn vị chua nhẹ nhàng. Vị chua thanh nhẹ nhàng này khác với vị chua của cà phê bị hư do tinh bột để qua đêm.

Nếu quen với mùi cà phê nguyên chất thì sẽ phát hiện ra mùi hóa chất tuy khá giống mùi cà phê nhưng vẫn là giả, vẫn mang hương vị gay gắt, tuy mạnh mẽ, dai dẳng và gây cảm giác nặng nề nhưng không giống như mùi thanh của chính hạt cà phê đích thực…

9, Bọt của cà phê

Cà phê nguyên chất khi đánh lên với đường cũng tạo ra 1 ít bọt màu nâu sáng rất đẹp, đồng đều về kích cỡ, đục hơn, trông dày hơn nhưng nhanh xẹp xuống. Nhưng có 1 số người tiêu dùng ngộ nhận và yêu cầu quá đáng về ly cà phê phải có bọt đẹp. Để đáp ứng đòi hỏi của khách hàng hầu giữ khách và thu lợi nhuận, một số nhà sản xuất cho chất tẩy rửa bề mặt vào cà phê để tạo bọt. Nếu bọt mỏng tanh, có óng ánh màu cầu vồng, đánh lên đầy cả ly và rất lâu tan nhìn ly cà phê có vẻ khá đẹp thì chắc chắn đấy là bọt của nước tẩy rửa.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết cùng chủ đề

Từ khi bắt đầu pha những ly cà phê phin đến chiết cà phê espresso, hẳn trong số chúng ta đều nghe đến khái niệm ngâm ủ cà phê – prewetting (hay preinfusion trong pha espresso). Vậy có nhất thiết phải ngâm ủ cà phê trước khi pha hay không? Và ngâm theo tỉ lệ thế nào, ủ trong thời gian bao lâu? Cùng Vietblend tìm hiểu về vấn đề …

Bạn đã từng nghe đến thuật ngữ Backflush chưa? Đây là thuật ngữ chỉ quá trình vệ sinh máy pha cà phê. Vậy cụ thể backflush là những thao tác nào,  quy trình cũng như thời điểm cần thực hiện backflushing ra sao, cùng tìm hiểu qua bài viết này của Vietblend nhé. Về thuật ngữ backflush Backflushing là quá trình làm sạch lưới lọc, đầu dẫn chiết xuất cà …

Như đã đề cập ở bài viết trước của Vietblend, ấm Pour Over là một trong những vật dụng mang tính biểu tượng nhất của phong trào làn sóng thứ ba trong ngành cà phê. Vậy làm thế nào để tìm được một chiếc ấm pha cổ ngỗng phù hợp? Và dựa vào những tiêu chí nào để chọn mua ấm pour over được đúng nhu cầu của mình? Hãy …