Từ khi bắt đầu pha những ly cà phê phin đến chiết cà phê espresso, hẳn trong số chúng ta đều nghe đến khái niệm ngâm ủ cà phê – prewetting (hay preinfusion trong pha espresso). Vậy có nhất thiết phải ngâm ủ cà phê trước khi pha hay không? Và ngâm theo tỉ lệ thế nào, ủ trong thời gian bao lâu? Cùng Vietblend tìm hiểu về vấn đề …
Bạn đã từng nghe đến thuật ngữ Backflush chưa? Đây là thuật ngữ chỉ quá trình vệ sinh máy pha cà phê. Vậy cụ thể backflush là những thao tác nào, quy trình cũng như thời điểm cần thực hiện backflushing ra sao, cùng tìm hiểu qua bài viết này của Vietblend nhé.
Về thuật ngữ backflush
Backflushing là quá trình làm sạch lưới lọc, đầu dẫn chiết xuất cà phê và van ba chiều. Backflushing chỉ có thể thực hiện trên những loại máy pha có van ba chiều như Orchestrale Etnica, Orchestrale Radiofonica, ECM, hay Rocket Espresso. Van ba chiều là chiếc van nhỏ giúp giải phóng áp lực của nước khỏi cà phê và lắng xuống khay nhỏ giọt khi quá trình pha hoàn tất. Khi thực hiện backflushing, ta phải tận dụng áp lực được tạo ra để đẩy chất tẩy rửa vào các bộ phận chiết xuất cà phê.
Chất tẩy rửa máy pha cà phê sẽ loại bỏ dầu trong cà phê cũ và cặn bẩn – những tác nhân có thể khiến cà phê của bạn có vị đắng và ôi thiu. Nó cũng ngăn không cho cà phê đọng lại trên lưới lọc khiến cà phê bị trào lên. Nếu trong quá trình pha espresso, bạn nhìn thấy những dòng nước nhỏ có áp suất cao bắn ra từ lưới lọc, thì đây là dấu hiệu chúng đã bị đóng cặn và đang bị tắc nước. Gỡ lưới lọc và đặt chúng dưới nơi có đủ ánh sáng, bạn sẽ ngạc nhiên vì thấy được nước chảy qua lưới lọc như thế nào. Đương nhiên là bạn cần có chất tẩy rửa, nhưng dưới đây sẽ là 7 bước thực hiện vệ sinh máy pha cà phê để bạn có thể làm sạch nó hiệu quả.
Cách thực hiện vệ sinh máy pha cà phê
- Bước 1: Lấy phễu lọc ra khỏi portafilter và đặt vào trong đấy một chiếc đĩa vệ sinh máy pha cà phê. Chiếc đĩa này có thể có lỗ để nước chảy qua hoặc không có lỗ (còn gọi là phễu lọc mù) hoặc một chiếc đĩa cao su vừa với các phễu lọc đơn.
- Bước 2: Cho khoảng nửa thìa cà phê chất tẩy rửa vào đĩa.
- Bước 3: Đặt chúng lại vào portafilter và bật máy pha cà phê.
- Bước 4: Trong 20 giây đầu tiên, máy sẽ hoạt động rất êm, sau khi áp lực nước tăng lên khiến máy rung nhiều hơn, hãy bình tĩnh và tắt máy.
- Bước 5: Sau đó, bạn sẽ nghe tiếng “vù vù” khi chất tẩy rửa được thổi và brew group thông qua van ba chiều và đổ vào khay nhỏ giọt. Lặp lại quá trình này cho đến khi nước đổ xuống khay đã sạch bọt.
- Bước 6: Tháo tay cầm và rửa các chất tẩy còn sót lại. Đặt tay cầm vào máy một lần nữa và làm sạch lại máy với nước
- Bước 7: Cuối cùng, tháo tay cầm và bật, tắt máy pha cà phê một vài lần để xả sạch chất tẩy rửa còn lại ra khỏi brew group.
Dù là máy pha cà phê thương mại hay bán thương mại cũng cần được vệ sinh thường xuyên
Khi sử dụng liên tục, ta nên vệ sinh máy pha cà phê vào mỗi cuối ngày. Đối với các dòng máy pha công suất nhỏ cho gia đình, bạn cũng có thể chỉ cần thực hiện vệ sinh 2 lần /tuần.
Lưu ý quan trọng, nếu máy pha xuất hiện các biểu hiện sau thì bạn nhớ làm sạch van ba chiều của máy pha nhé:
- Áp suất bị giảm do sự tích tụ của các cặn bẩn trong van (và bạn đã kiểm tra để chắc chắn rằng không phải do tắc lưới lọc)\
- Cà phê liên tục nhỏ qua van ba chiều khi bạn đang pha cà phê espresso hoặc trong khi máy đang nghỉ (khi còn nóng).
Mẹo hữu ích
Với bất kỳ loại máy nào, hãy luôn nhớ tháo tay cầm portafilter ra khỏi máy ngay sau khi pha xong. Sau đó, bật máy pha trong 1-2s để xả sạch lưới lọc. Điều này sẽ bảo đảm không có bất kỳ cặn cà phê nào mắc kẹt ở đó.
Hi vọng bài viết này sẽ hữu ích giúp bạn vệ sinh máy pha cà phê hiệu quả.
Lược dịch từ: https://www.wholelattelove.com/How To Backflush Your Espresso Machine