Từ khi bắt đầu pha những ly cà phê phin đến chiết cà phê espresso, hẳn trong số chúng ta đều nghe đến khái niệm ngâm ủ cà phê – prewetting (hay preinfusion trong pha espresso). Vậy có nhất thiết phải ngâm ủ cà phê trước khi pha hay không? Và ngâm theo tỉ lệ thế nào, ủ trong thời gian bao lâu? Cùng Vietblend tìm hiểu về vấn đề …
Không phải ngẫu nhiên mà cà phê ở Ethiopia lại vẫn luôn có vị thế lớn trong làng cà phê thế giới. Sự hấp dẫn của cà phê nơi đây không chỉ bởi sự đang dạng, độc đáo của mỗi một loại hạt, mà còn là những câu chuyện bí ẩn bao trùm lên quốc gia này. Những hương vị mới lạ, độc đáo với các loại cà phê hương hoa và trái cây bùng nổ từ Ethiopia đã mở ra một trang mới trong lĩnh vực nghiên cứu, khám phá hương vị của cà phê nói chung. Vậy cà phê ở Ethiopia cụ thể có gì nổi trội để khiến người ta tôn vinh nó đến như vậy? Cùng Vietblend tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Điểm nổi trội của cà phê Ethiopia
Ethiopia là nơi sản sinh ra giống Arabica có chất lượng hàng đầu, nổi tiếng với các hương vị đặc trưng và tinh tế như hương hoa, thảo mộc và trái cây, đặc biệt là thiên về chi cam quýt. Mỗi vùng nhỏ trong Ethiopia lại có một đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu, thời tiết khác nhau, tạo điều kiện để cho ra những giống cà phê đặc sắc, ấn tượng về hương và vị – đó cũng là một yếu tố lớn để cà phê Ethiopia chiếm một vị trí khó có thể thay thế.
Giá trị của cà phê Ethiopia
Xét về mặt hương vị, cà phê Ethiopia được đông đảo chuyên gia đánh giá rằng nó xứng đáng trở thành một di sản của thế giới, bởi hương vị vừa phong phú lại vừa phức tạp, tưởng như rất quen thuộc nhưng lại cũng thật mới lạ.
Còn xét về giá trị tinh thần, trước khi trở thành một sản phẩm thương mại – với lợi nhuận siêu khủng cho Ethiopia, thì cà phê ở đây vốn là một biểu tượng văn hoá và tín ngưỡng của quốc gia này.
Cà phê Ethiopia luôn đóng vai trò là nhân vật chính trong một số nghi lễ văn hoá quan trọng tại Ethiopia, chẳng hạn như lễ Coffee Ceremony diễn ra thường niên của người dân tại đây. Mỗi sáng, người phụ nữ trong nhà sẽ rang cà phê tươi trên chảo đất nung, sau đó nghiền mịn cà phê và đun sôi trong ấm nung Jebena truyền thống. Cà phê nóng được rót ra cốc cho mọi người trong gia đình và khách thưởng thức.
Người Ethiopia xem cà phê là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Nếu bạn được một người Ethiopia mời một cốc cà phê, nghĩa là họ đang tôn trọng và quý mến bạn. Nó được xem như là dấu hiệu của tình bạn, cũng là cách mà người Ethiopia thể hiện tình cảm của mình.
Hương vị của cà phê Ethiopia
Cà phê Ethiopia từ lâu vốn nổi tiếng với hương vị trái cây và hoa tươi. Cà phê ở đây thường có độ acid cao, tuỳ vào vùng trồng với điều kiện sinh trưởng khác nhau, cho ra những giống cà phê thể hiện rõ ràng những nốt hương đặc biệt, từ nhẹ, trung bình đến phức tạp, mà trong đó, sự tươi sáng chính là đặc điểm mà bạn luôn tìm thấy khi thưởng thức cà phê của quốc gia này.
Đôi khi ta bắt gặp một chút so sánh giữa cà phê Ethiopia, đặc biệt là vùng Yirgacheffe, với cà phê xứ Kenya. Nhưng thực tế thì rất khó đặt lên bàn cân để so sánh hai loại cà phê tuyệt hảo này. Mỗi loại điều rực sáng theo một cách rất riêng. Nếu Ethiopia được ví như dòng nhạc Classic cổ điển thì Kenya là dòng nhạc Jazz kinh điển. Qua ví dụ này cho chúng ta thấy rằng, mỗi loại đều xuất sắc, nổi bật với thế giới và người hâm mộ của riêng của mình.
Ba vùng cà phê nổi tiếng ở Ethiopia cùng hương vị đặc trưng có thể nhận diện
Có ba vùng sản xuất cà phê lớn và danh tiếng tại Ethiopiab đó là Yirgacheffe, Sidam và Harar. Dù mỗi vùng lại bao gồm nhiều khu vực nhỏ hơn, đồng thời có những hương vị đặc thù do điều kiện sinh trưởng và phương pháp chế biến khác nhau, nhưng tựu trung chúng đều được đánh giá rất cao trên thị trường.
Harrar – Vùng cà phê lâu đời của Ethiopia
Harrar nằm ở vùng cao nguyên phía đông của Ethiopia (1,500–2,100m), là một trong những vùng cà phê lâu đời nhất của Ethiopia (cũng như cả của thế giới) vẫn còn canh tác cà phê. Vỏ của hạt cà phê được sử dụng trong một loại trà gọi là hasher-qahwa (hoặc cascara) truyền thống của vùng này. Hương vị cascara rất tuyệt vời và rất khác so với trà lá và là một sản phẩm truyền thống khá nổi tiếng của Harrar.
Khác với một số khu vực sản xuất cà phê khác ở Ethiopia, thay vì được tập trung chế biến ướt tại các Microregion (trạm chế biến cà phê), cà phê Harrar được canh tác trong điều kiện khô cằn hơn, và được chế biến tự nhiên (phơi khô).
Cà phê Yirgacheffe
Trái với Harrar, Yirgacheffe là một vùng cà phê chuyên chế biến ướt với các vườn cà phê trồng ở độ cao từ 1.700 đến 2.200 mét so với mực nước biển. Đây là một trong những vùng cà phê cao nhất ở miền nam Ethiopia.
Với độ cao trên cà phê Yirgacheffe đủ điều kiện cho cà phê Strictly Hard Gown (SHG) / (SHB) – điều kiện cho phép cây cà phê phát triển chậm để cây để tích lũy chất dinh dưỡng trong hạt cà phê và phát triển hương vị tốt nhất.
Được đánh giá là một trong những loại cà phê ngon nhất thế giới từ Ethiopia cà phê Yirgacheffe chỉ nằm sau cà phê Harar – và đứng trên rất nhiều giống cà phê khác trên thế giới. Với đặc trưng là hương vị của chanh và hoa quả cùng với một kết cấu vị tươi sáng khá cân bằng với vị ngọt dịu.
Cà phê Sidama (hay Sidamo)
Sidama là một trong ba khu vực (cùng với Harrar và Yirgacheffe) mà chính phủ Ethiopia đã đăng ký nhãn hiệu vào năm 2004 để mang lại sự công nhận rộng rãi hơn cho các loại cà phê đặc biệt của họ. Với độ cao từ 1.400–2.200m, các cây cà phê bản địa của vùng này đặc trưng với hương vị trái cây và thơm nồng được chế biến ướt và chế biến tự nhiên.
Khu vực này được đặt theo tên của người Sidama, nhưng nó thường được gọi là Sidamo trong giới cà phê. Trong những năm gần đây, đã có một số phong trào từ chối cái tên Sidamo, vì nó bị cho là xúc phạm. Tuy nhiên, nó là một cái gì đó của một thương hiệu và ăn sâu vào ngành. Vì lý do này, cả Sidamo và Sidama đều được sử dụng để mô tả các loại cà phê trong khu vực.
Cách phân loại cà phê Ethiopia
Nếu đã từng mua hoặc từng cầm trên tay túi cà phê Ethiopia, hẳn bạn sẽ thấy cạnh tên vùng, sẽ có thêm một kí tự – G (grade) cùng một con số. Đây chính là cấp độ của cà phê Ethiopia, được phân loại dựa trên nhiều yếu tố như cỡ sàn, độ ẩm, tạp chất, % hạt vỡ,… Dưới đây chính là cách để phân loajiu
G1 – Loại 1
Đây là cấp độ dành cho cà phê đặc sản (specialty coffee). Ở cấp độ này thì cà phê gần như không có deffect (lỗi) đặc biệt (ít hơn 3 deffect). Trong đó, khoảng 90% hạt sàn 18 (7,1mm), tạp chất 0,5%, độ ẩm 9-13%, đặc biệt là không có lỗi ẩm mốc và không có mùi lạ.
G2 – Loại 2
Đây cũng là mức dành cho cà phê đặc sản, trong đó khoảng 90% hạt sàn 16 (6,3mm), lỗi đen và vỡ hạt tối đa 2%, tạp chất 0,5%, độ ẩm khoảng 12,5%.
G3 – 9
Những loại còn lại nằm ngoài 2 tiểu chuẩn grade 1 và grade 2 thì sẽ được tính là sản phẩm thương mại chứ không phải là cà phê đặc sản vì tỉ lệ lỗi nhiều hơn.
Một vài cách pha chế và thưởng thức
Hầu hết các loại phê Ethiopia đều có xu hướng light body và độ chua nổi trội. Vậy nên nó được khuyến khích pha chế thủ công theo kiểu drip để chiết xuất được hương vị rõ ràng nhất. Tuy nhiên các phương pháp khác cũng cho những nốt hương vị độc đáo mà bạn có thể thử, tất nhiên với điều kiện là cà phê sử dụng phải luôn tươi mới.
Pour Over
Pour Over là phương pháp luôn được tín đồ cà phê Ethiopia lựa chọn. Bởi người pha dễ dàng kiểm soát được quá trình pha và có thể điều chỉnh nó. Điều này là một điểm cộng rất lớn để cho ra một ly cà phê có hương phong phú nhất và vị cân bằng nhất.
Với cách pha pour over thì Chemex là bộ lọc được sử dụng đầu tiên trong danh sách. Bởi vì cà phê thành phẩm có thể chất giống trà cùng các nốt hương cao nhất. Sự tuyệt vời là từ người thưởng thức không ngại thốt lên khi dùng nó.
Nếu bạn là người thích hương trái cây với vị chua rõ nét thì bạn hãy thử bộ lọc V60. Cấu trúc giấy lọc của V60 mỏng hơn giấy dành cho Chemex đã giúp tập trung tôn lên hương vị trái cây cũng như độ chưa sáng. Hơn nữa, phản phát hương vị ngọt ngào của syrup là nốt nhạc đặc trưng cho cà phê Ethiopia khi sử dụng V60.
Cold Brew
Trường hợp bạn muốn có ly cà phê gồm cả hương trái cây và hương hoa thì có được không? Với cà phê Ethiopia thì hoàn toàn có thể, đặc biệt là nếu bạn pha lạnh (cold brew coffee).
Mịn màng với hương việt quất cùng với hương đào phản phất là cảm giác bạn sẽ có được. Một điểm lưu ý nhỏ để tách cà phê cold brew hoàn hảo là bạn chỉ nên xay thô để không bị chiết xuất quá nhiều độ chua.
Espresso
Với cà phê Ethiopia thì pha thủ công vẫn được ưu tiên hàng đầu bởi sự đề cao và tôn vinh hương vị. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể thưởng thức một tách espresso làm từ cà phê Ethiopia với thật nhiều kỳ vọng, bởi thực sự nó là một trong những loại cà phê ngon nhất thế giới, tất nhiên điều kiện là chiếc máy pha espresso của bạn cũng phải chất lượng.
Một điều lưu ý là riêng đối với cà phê Ethiopia, nếu bạn pha espresso, đừng quá trông chờ ở lớp crema. Tuy nhiên tạm coi nó là một yếu tố phụ, thì hương vị hơi cay nồng hoặc hương vị trái cây đặc trưng là điểm sáng mà bạn có thể tìm thấy trong tách cà phê của mình. Hãy chọn hạt rang light để cảm nhận nhiều hơn hương vị trái cây, còn nếu tìm kiếm hương vị cay nồng thì chọn loại rang đậm hơn nhé.
Kết
Nói gì thì nói, đọc những dòng giới thiệu về Ethiopia chỉ giúp bạn có thêm một chút khái niệm để lúc thưởng thức có thể cảm nhận rõ hơn những hương vị đặc trưng của nó. Bạn phải tự mình trải nghiệm, tự mình nếm thử những loại cà phê chất lượng của Ethiopia, để hiểu được vì sao cà phê Ethiopia lại khiến người ta say mê đến như vậy.
Bạn cũng có thể thử ghé tham khảo một số dòng cà phê Ethiopia mà Vietblend đang cung cấp tại đây, để có thể thưởng thức loại cà phê mà bất kỳ ai cũng nên thử một lần trong đời.