Từ khi bắt đầu pha những ly cà phê phin đến chiết cà phê espresso, hẳn trong số chúng ta đều nghe đến khái niệm ngâm ủ cà phê – prewetting (hay preinfusion trong pha espresso). Vậy có nhất thiết phải ngâm ủ cà phê trước khi pha hay không? Và ngâm theo tỉ lệ thế nào, ủ trong thời gian bao lâu? Cùng Vietblend tìm hiểu về vấn đề …
Bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về cà phê espresso cũng như là kỹ thuật pha chế? Bạn muốn biết yếu tố nào để giúp chất lượng cà phê đồng đều hơn?
Hay đơn giản, bạn đang muốn tìm hiểu để mua một chiếc máy pha cà phê chất lượng cho quán của mình?
“Pre-infusion” và “E61” là những thuật ngữ quan trọng mà bạn không thể bỏ qua.
Vậy cụ thể, E61 và Preinfusion là gì? Cùng tìm hiểu thông qua bài viết này của Vietblend nhé.
Trước hết, hãy nói về E61.
Năm 1961, Ernesto Valente đã thành công trong việc chế tạo máy bơm tích hợp trong máy pha cà phê, đó là nguyên mẫu E61 đầu tiên trên thế giới, một chiếc máy pha cà phê mang tính cách mạng và là một bước tiến vượt bậc trong thế giới máy pha cà phê espresso. Cũng từ đó, grouphead E61 đã trở thành một bộ phận “cổ điển” trong các máy pha espresso cho đến ngày nay.
Toàn bộ grouphead trên E61 được gia công bằng đồng và nặng đến 4kg, tuy có thể sẽ mất cỡ 15 phút để cả đầu dẫn nóng lên, nhưng bù lại nó có thể giữ nhiệt tốt hơn trong thời gian dài.
Hiểu một cách đơn giản, grouphead – E61 là một van ba chiều hoạt động theo nguyên tắc cơ học, phải gạt đòn bẩy bằng tay để kích hoạt bơm. Với van ba chiều này, một chiều để cho nước từ nồi hơi vào group, một chiều để di chuyển nước từ group đến portafilter và chiều còn lại để giải phóng áp lực từ portafilter.
Đầu dẫn E61 được gia công chắc chắn với khả năng giữ nhiệt cao, tương đối dễ sửa chữa, điều khiển thủ công, cho phép thực hiện quá trình Preinfusion (khi gạt đòn bẩy), nên cà phê trong portafilter được tăng áp chậm để ổn định trước khi tăng áp lực tối đa. Nhược điểm duy nhất của đầu dẫn này có lẽ là ở việc chỉ thao tác bằng tay, và hơi mất thời gian gia nhiệt.
Như vậy, có thể xem E61 là “trạm cuối” trên máy pha trước khi cà phê di chuyển đến chiếc tách của bạn.
Pre-infusion là gì?
Pre-infusion là một trong những công nghệ, kỹ thuật pha chế cà phê espresso xuất hiện những năm gần đây. “Pre” nghĩa là trước (một công việc/giai đoạn nào đó)đ, còn “infusion” nghĩa là ngấm nước.
Hiểu đơn giản là ủ cà phê trước bằng cách làm cho bánh cà phê được ngấm nước trước khi pha espresso. Bột cà phê sẽ được tiếp xúc với nước nóng ở mức áp suất thấp hơn mức pha espresso là 9 bars.
Vậy tác dụng của Pre-infusion là gì?
Việc giữ ổn định chất lượng cà phê, để mỗi tách espresso cho ra có chất lượng tương đồng là điều không hề đơn giản. Ở đây, Pre-infusion sẽ hỗ trợ bạn làm điều đó.
Có thể thấy được, Preinfusion hạn chế được lỗi chiết xuất – lỗi channeling – tạo rãnh cà phê khi lực nén không đều, đồng thời khắc phục được lỗi chiết xuất chậm – lỗi fine migration, cụ thể prefusion làm cho bánh cà phê ướt, kết dính lại với nhau tốt hơn, thì bột mịn sẽ được giữ lại nhiều hơn mà không đi theo dòng nước vào ly espresso của bạn , từ đó sẽ giúp cho cà phê espresso được chiết xuất cân bằng, chất lượng đồng đều hơn.
Theo các chuyên gia, quá trình preinfusion có thể được bắt đầu với mức áp suất khoảng 3.5-4 bar (51-65 psi) trong khoảng thời gian 3-10 giây là hợp lý.
Preinfusion có thể không làm ly espresso của bạn trở nên xuất sắc hơn, nhưng nó sẽ cải thiện độ ổn định của các ly cà phê rất nhiều.
Vietblend cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này. Hi vọng bài viết sẽ mang lại thông tin bổ ích cho những ai đam mê và đang tìm hiểu sâu hơn về cà phê hoặc đang quan tâm đến các dòng máy pha cà phê dành cho quán.
Đầu dẫn E61 và công nghệ Prefusion cũng là điểm mạnh mà các dòng máy pha cà phê cao cấp cho quán hiện nay có được, trong đó phải kể đến các dòng máy pha sản xuất 100% tại Ý từ thương hiệu Orchestrale.
Mời bạn tham khảo các dòng máy pha cà phê Orchestrale mà Vietblend đang phân phối tại đây